ĐỪNG BỎ LỠ NẾU NGHI NGỜ MẮC BỆNH GIANG MAI
Được nghiên cứu và phát hiện ra vào năm 1905, cho đến nay giang mai vẫn luôn là một trong những căn bệnh xã hội đáng sợ và nguy hiểm bởi mức độ nghiêm trọng mà nó có thể gây ra cho người bệnh, thậm chí dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như liệt toàn thân, tâm thần và tử vong. Vậy hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa giang mai, nguyên nhân cũng như những biện pháp hỗ trợ chữa trị bệnh thông qua bài viết dưới đây nhé!
Giang mai là gì?
Giang mai được gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema Pallidum - một dạng xoắn khuẩn hình lò xo có khả năng xâm nhập và tấn công vào các bộ phận quan trọng trong cơ thể gây ra nhiều mối đe dọa cho sức khỏe con người.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Quan hệ tình dục không an toàn
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh giang mai ở nam và nữ. Càng nguy hiểm hơn khi những triệu chứng ban đầu của bệnh không xuất hiện rõ ràng và thời gian ủ bệnh kéo dài lên đến 3 tuần cho đến 3 tháng. Trong khoảng thời gian này với những người bệnh có đời sống tình dục mất kiểm soát sẽ dễ lây nhiễm cho bạn tình một cách vô thức.
Cũng như các bệnh xã hội khác, bất kể mọi con đường quan hệ tình dục như quan hệ bằng miệng, quan hệ qua đường sinh dục và quan hệ bằng hậu môn đều có thể dẫn đến lây nhiễm bệnh.
Lây nhiễm qua đường máu
Lây nhiễm do vết thương hở tiếp xúc với máu hoặc dịch nhầy của người nhiễm bệnh cũng là một nguyên nhân lây nhiễm giang mai. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc đụng chạm với người bệnh, xoắn khuẩn sẽ có cơ hội bám lên tay và xâm nhập vào cơ thể thông qua miệng, mắt,...
Lây truyền từ mẹ sang con
Giang mai ở nữ đặc biệt nguy hiểm đối với trường hợp phụ nữ đang mang thai vì dễ lây nhiễm cho thai nhi. Nguyên nhân do xoắn khuẩn theo đường dây rốn truyền sang thai nhi dẫn đến bào thai bị mắc bệnh. Một nguyên nhân khác là khi sinh thường, thai nhi sẽ ra ngoài qua đường sinh dục. Khi đi qua tử cung sẽ tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai ký sinh khiến thai nhi dễ mắc phải dị tật bẩm sinh do xoắn khuẩn tấn công vào niêm mạc.
Nguyên nhân gián tiếp
Khi sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người giang mai như khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo, quần lót,... hoặc sử dụng chung bồn cầu, giường gối,... cũng có khả năng bị lây giang mai vì xoắn khuẩn có thể tồn tại lên đến vài giờ đồng hồ ở môi trường bên ngoài.
Giang mai biểu hiện gì?
Trả lời cho câu hỏi biểu hiện của giang mai là gì người bị nhiễm giang mai thường sẽ trải qua 4 giai đoạn kèm theo triệu chứng cũng tăng dần từ nhẹ đến nặng.. Cụ thể như sau:
Giai đoạn I: Săng Giang Mai
Trải qua thời gian ủ giang mai từ 10 - 90 ngày, cơ thể người bệnh bắt đầu nổi lên các vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục có màu đỏ và nhẵn, không gây ngứa ngáy, không có mủ. Vị trí xuất hiện thường là vùng ban đầu trên cơ thể tiếp xúc với xoắn khuẩn - vùng sinh dục của cả nam và nữ. Vị trí nổi săng giang mai đối với nam là ở khu vực xung quanh hoặc trên dương vật: lỗ sáo, quy đầu, bìu,... trong khi đó ở nữ là trên hai mép âm hộ, cổ tử cung, bên trong âm đạo và kể cả nổi giang mai ở miệng, lưỡi, môi,... nếu quan hệ bằng đường miệng.
Những săng giang mai sẽ tự nhiên lặn trong khoảng từ 2 đến 6 tuần khiến nhiều bệnh nhân lầm tưởng rằng bệnh đã hết nhưng không biết rằng đây là biểu hiện cho thấy bệnh đang bước dần sang giai đoạn 2 với những biến chứng nguy hiểm hơn.
Giai đoạn II: Phát ban
Sau khi triệu chứng giai đoạn I biến mất khoảng 4 - 10 tuần thì giai đoạn II của giang mai sẽ bắt đầu. Triệu chứng của giai đoạn này là cơ thể sẽ nổi vô số nốt ban có màu hồng hoặc hồng tím như màu hoa đào, mọc đối xứng khắp nơi trên cơ thể nhưng bị trí phát ban nhiều nhất là lưng, hai bên mạn sườn, tứ chi, lòng bàn tay bàn chân,... Nốt ban có thể biến mất khi ấn mạnh.
Tùy theo cơ địa mà ở một số bệnh nhân sẽ xuất hiện các mảng sần hoặc hay các vết bỏng viêm loét trên da, trong có chứa dịch nhầy và nước, dễ vỡ khi gặp tác động bên ngoài. Kèm theo đó là các triệu chứng nhưng đau đầu, sốt, rụng tóc, nổi hạch,... Các triệu chứng này cũng sẽ dần biến mất sau từ 2 đến 6 tuần. Bệnh đã chính thức bước sang giai đoạn III.
Giai đoạn III: Giai đoạn tiềm ẩn
Sở dĩ gọi đây là giai đoạn tiềm ẩn vì những biểu hiện của giang mai nam và nữ ở giai đoạn I và II đã không còn xuất hiện nữa thế nhưng xoắn khuẩn giang mai vẫn âm thầm hoạt động bên trong cơ thể người bệnh và tấn công vào máu của bệnh nhân. Từ giai đoạn này trở đi, người khác có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc với máu của bệnh nhân thông qua con đường nhận máu hoặc tiếp xúc qua vết thương hở.
Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài năm cho đến vài chục năm. Với thời gian lâu như vậy dễ khiến cho nhiều bệnh nhân lầm tưởng là đã khỏi bệnh hoặc không mắc bệnh và chủ quan hơn trong quá trình hỗ trợ điều trị vô tình chung thúc đẩy tình trạng bệnh lý bước sai giai đoạn IV - giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất.
Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối
Giai đoạn nguy hiểm nhất đối với tính mạng của bệnh nhân. Giai đoạn cuối xảy ra từ 3-15 năm sau khi bị vi khuẩn xoắn tấn công. Ở giai đoạn này bệnh nhân hoàn toàn không thể chữa khỏi vì vi khuẩn đã ăn sâu vào tất cả mọi vùng trên cơ thể nhưng đặc biệt là não bộ và xương khớp gây ra các biến chứng kinh khủng cho cơ thể.
Một số biến chứng ở giai đoạn này bao gồm:
Củ giang mai: là vùng tổn thương gồ hẳn lên cao hơn so với da, thường có màu đỏ, nổi lên theo từng cụm có hình dạng nhất định. Củ giang mai dễ bị tổn thương do tác động bên ngoài, gây lở loét dẫn đến hoại tử ăn sâu vào vị trí loét trên cơ thể.
Gôm giang mai: có dạng khối tròn rắn nổi lên ở vùng da mặt, da đầu, mông, đùi,... sau đó sẽ mềm dần vào có mũ sánh ở bên trong. Giai đoạn gôm vỡ sẽ tạo thành lỗ có đáy là máu và mủ. Thời gian sau sẽ khô mủ và tạo thành một lỗ tại vị trí mắc phải với vùng da co rúm xung quanh.
Các biến chứng khác ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể: gây rối loạn cảm giác đau thất thường; ảnh hưởng đến trung khu thần kinh dễ gây viêm màng não, viêm mạch máu não, thậm chí là đột quỵ; tổn hại đến hệ thống mạch máu dẫn đến viêm - u động mạch chủ và tắc nghẽn mạch máu; phá hoại hệ xương khớp dẫn đến liệt toàn thân;...
Phương pháp hỗ trợ điều trị giang mai
Sau khi đã tìm hiểu được nguồn gốc của bệnh giang mai xuất phát từ đâu chúng ta hãy cùng đi đến phần phương pháp điều trị giang mai. Điều đầu tiên cần làm khi nhận thấy các biểu hiện của giang mai là lập tức đến ngay phòng khám chuyên khoa để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh sớm nhất có thể. Tuyệt đối không được quan hệ tình dục khi có các triệu chứng bệnh và cả trong quá trình hỗ trợ điều trị.
Nhìn chung sẽ có 2 phương pháp chuyên trị giang mai là phương pháp hỗ trợ điều trị nội khoa và phương pháp miễn dịch cân bằng.
Hỗ trợ điều trị nội khoa là phương pháp thường được áp dụng đối với giai đoạn đầu của bệnh do biểu hiện bệnh còn nhẹ. Cách hỗ trợ điều trị là sử dụng thuốc uống hoặc tiêm nhằm ngăn chặn sự phát bệnh của vi khuẩn. Tuy đây là cách được đa số bệnh nhân áp dụng vì nó đơn giản nhưng chỉ áp dụng được với giai đoạn bệnh mới phát, bên cạnh đó hiệu quả thực sự không cao và thời gian hỗ trợ điều trị kéo dài dẫn đến tình trạng ít thuyên giảm hoặc hỗ trợ điều trị khó thấy kết quả.
Phương pháp miễn dịch cân bằng được sử dụng kết hợp với gene sinh vật để tác động trực tiếp vào nhân tế bào nhằm mục đích điều tiết khả năng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân từ đó có thể hỗ trợ điều trị giang mai một cách tốt nhất.
Theo ý kiến của các chuyên gia khoa nam của Phòng khám Chuyên khoa Nam học Thành phố Hồ Chí Minh thì đây là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bệnh nhân có được sức đề kháng cao để có thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh kèm theo phác đồ hỗ trợ chữa trị hợp lý hiệu quả được cung cấp khi bệnh nhân lựa chọn hỗ trợ điều trị tại Phòng khám Chuyên khoa Nam học TP. HCM sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh, cơ thể tự tái tạo lại các tế bào từ bên trong giúp bệnh được hỗ trợ chữa trị tận gốc.